ĐẦU TƯ HÔM NAY - VỮNG CHẮC NGÀY MAI

Thị trường Long An cất cánh nhờ những bước đi đầy nội lực

(Tổ Quốc) - Với vị trí chiến lược giáp ranh TP.HCM kết nối với ĐBSCL, thị trường bất động sản Long An được đánh giá rất nhiều tiềm năng phát triển. Trong tương lai Long An chắc chắn sẽ là điểm sáng tiếp theo cho các nhà đầu tư sau khi khu Đông Sài Gòn nổi lên.
 
Đồng bộ hạ tầng giao thông lẫn các cụm, khu công nghiệp
 
Long An là tỉnh thuộc ĐBSCL nằm giáp ranh với TP.HCM, đây là lợi thế "vàng" giúp tỉnh này thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực ĐBSCL, là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 
Các dự án hạ tầng lớn kết nối Long An với trung tâm đô thị TP.HCM đang nhận được "cú hích" đầu tư hạ tầng mạnh mẽ. Cụ thể, Quốc lộ 1A nâng cấp, Cao tốc Trung Lương - Long Thành đã kết nối xuyên suốt với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Cao tốc 830B nối TP.HCM, hay cung đường vành đai rộng 100m từ Trung Lương về TP.HCM cũng đã được triển khai, theo đó BĐS Long An cũng dần ấm lên. Đặc biệt đề án kéo dài đại lộ Võ Văn Kiệt từ TP đến Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô (huyện Đức Hòa) sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ rút ngắn thời gian rất nhiều.
 
Bên cạnh đó theo định hướng phát triển, Long An sẽ phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Trong đó 4 huyện gồm Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc đã và đang được đầu tư "mạnh tay" hơn cả về hạ tầng giao thông lẫn các cụm khu công nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Long An.
 
Đặc biệt, khu vực Đức Hòa có lợi thế giáp ranh với Tp.HCM đang nổi lên là vùng đất tiềm năng của tỉnh này. Đồng thời huyện Đức Hòa được xác định là đô thị vệ tinh của Tp.HCM với tầm nhìn đến 2030, Đức Hòa được quy hoạch trở thành trung tâm dịch vụ khu vực Đông Bắc.
 
Trong tháng 5/2020, dự án KCN Đức Hòa III - Slico có tổng quy mô hơn 195ha đã được khởi công tại huyện Đức Hòa. Đây là KCN lớn thứ ba trong cụm 13 KCN của Đức Hòa III và được định vị là khu đô thị dịch vụ đáp ứng nhu cầu đặc thù cho ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ và chế biến. Từ đó trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp phía Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của Long An.
 
BĐS hưởng lợi từ làn sóng đầu tư vào khu công nghiệp
 
Trải qua giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19, các chuyên gia đánh giá vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh cộng hưởng với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị, đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam.
 
Long An đang là khu vực thu hút mạnh vốn đầu tư vào ngành công nghiệp từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm hiện tại tổng số dự án FDI đăng ký trên địa bàn tỉnh là 1.009 dự án, với vốn đăng ký là 6,15 tỉ USD. Trong tương lai, những con số này dự kiến tiếp tục tăng mạnh, bởi Long An sẽ trở thành 1 trong 3 trung tâm công nghiệp lớn miền Nam.
 
Cùng với ưu thế là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của Tp.HCM, sở hữu lợi thế về quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn "mềm", và sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông đã giúp Long An trở thành "thỏi nam châm" hút nguồn nhân lực từ các địa phương trên cả nước đổ về lập nghiệp. Đây chính là cơ hội cho BĐS công nghiệp tăng tốc cũng chính là cơ hội cho BĐS nhà ở phát triển mạnh tại địa phương.

(tiếp theo) - nhipsongkinhte.toquoc



ĐẤT NAM GROUP - CAM KẾT PHÁP LÝ VỮNG CHẮC - SỔ HỒNG TRAO TAY - ĐẦU TƯ SINH LỢI NHUẬN

#tantaocentralpart   #huongsengarden